Bạn có biết rằng để “ đánh giá một bộ nhận diện thương hiệu” là một việc không hề dễ dàng và đơn giản chút nào. Bởi vậy mà việc xây dựng một bộ tiêu chí để đánh giá về nhận diện thương hiệu là việc vô cùng quan trọng. Nhưng để hiểu rõ về nó thì không phải ai trong chúng ta cũng đều có thể hiểu rõ được, cùng Gugoo tìm hiểu 6 tiêu chí cần có để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu:

[Gugoo đã đăng - 2,447 theo dõi]

Thỏa mãn cùng lúc 6 tiêu chí đánh giá một bộ nhận diện thương hiệu là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn chỉ có rất ít cơ hội để được xuất hiện và khiến khách hàng ghi nhớ. Và hiển nhiên, nếu làm tốt, bạn sẽ có cơ hội được khách hàng chọn mua, sử dụng và yêu thích.

1. Đơn giản

 Thông thường, các doanh nghiệp sẽ gửi gắm nhiều “tâm ý” trong slogan, triết lý sâu sắc, sứ mệnh lớn lao. Điều này thường khiến họ sử dụng từ ngữ cầu kỳ, gây khó hiểu cho khách hàng và công chúng. 

Hãy thể hiện chúng bằng hình ảnh đơn giản, câu từ giản dị (giản dị không có nghĩa là bình dân hóa) để tất cả đi thẳng vào tâm trí người tiêu dùng.

Doanh nghiệp nên nhớ rằng, khách hàng quá bận rộn,chúng ta chỉ có 3 giây để thu hút sự chú ý và đưa thông điệp của mình đến họ. 

Bạn sẽ không có cơ hội được khách hàng nhìn nếu hình ảnh phức tạp, khó suy đoán và thông điệp khó hiểu.

 

6 tieu chí de danh gia mot bo nhan dien
 
 
 

 2. Dễ nhớ, dễ hiểu

 Tiêu chí đánh giá bộ nhận diện thương hiệu này có thể được hiểu cụ thể như sau: Màu sắc, hình họa dễ nhớ và thông điệp phải thật dễ hiểu.

Tuy nhiên, điều cần đặc biệt lưu ý là doanh nghiệp không được để tiêu chí này đi lạc khỏi định vị thương hiệu của mình.

3. Thú vị

 Một câu chuyện thú vị về ý nghĩa logo sẽ là cách tuyệt vời để doanh nghiệp tạo ấn tượng với công chúng. Apple cũng rất thành công khi xây dựng câu chuyện về logo của mình. 

Khi đánh giá bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý là câu chuyện có ý nghĩa, gắn kết với thương hiệu nhưng phải chân thực và truyền được cảm hứng.

Đây là thông điệp của hãng: bạn có thể mua mọi thứ từ A đến Z với Amazon. Và logo của hãng đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc thể hiện thông điệp đó.

 4. Gợi nhớ đến thương hiệu

Một trong những sai lầm của các thương hiệu khi đánh giá bộ nhận diện thương hiệu hoặc sáng tạo câu chuyện thương hiệu là chú trọng đến tính sáng tạo mà không đặt câu chuyện, hình ảnh đó trong mối tương quan với thương hiệu và sản phẩm của mình. 

Rõ ràng, câu chuyện của Johnnie Walker thể hiện rất rõ hành trình sáng tạo, tâm huyết để cho ra đời hương vị trứ danh và cũng là hành trình thành công của người đứng đầu thương hiệu.

Logo người đàn ông sải bước thể hiện trực quan triết lý sống “Không ngừng bước tới” nhưng ẩn sau đó là câu chuyện người đứng đầu thương hiệu Johnnie Walker: Chàng trai trẻ Scotland với tài năng, sự thông minh và nhiệt huyết với hành trình làm thay đổi thế giới.

5. Kết nối cảm xúc với người xem

Tạo sự thu hút trong bộ nhận diện thương hiệu qua: Màu sắc, font chữ, logo và slogan...

Để làm được điều này thì khi đánh giá nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần có bước phân tích đối thủ, hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu và sản phẩm của mình mới có thể tạo được thông điệp ý nghĩa, lan tỏa.

6. Tích hợp các kênh truyền thông 

Chiến lược thương hiệu 4.0 không thể đứng ngoài truyền thông số, đó chính là lý do tại sao bộ nhận diện thương hiệu phải đảm bảo khả năng tích hợp trên các kênh truyền thông offline và online. 

Nếu như doanh nghiệp tận dụng tốt được lợi thế truyền thông số, toàn bộ yếu tố đánh giá trên có khả năng phát huy tối đa vai trò, sức mạnh của nó, đưa thương hiệu đến gần hơn với công chúng. 

--> Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kĩ hơn. Hoặc để lại thắc mắc của bạn ở bên dưới bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh nhất.

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
lien he

 

 

Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!