Màu sắc có tác động rất lớn đến tâm lý con người. Đó là một thực tế mà khoa học đã kiểm chứng. Trước đây, cha ông chúng ta cũng đã vận dụng rất thành công màu sắc để tạo ra những hiệu quả tâm lý và nhận thức như mong muốn. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát điều này trong các công trình kiến trúc hay hội họa cổ điển.
[Gugoo đã đăng - 1,049 theo dõi]
Một trong những bộ môn được phát triển mạnh ở Phương Đông là bộ môn Phong Thủy. Mặc dù bộ môn này thuộc về khoa học huyền bí, song có rất nhiều nguyên lý có thể áp dụng vào cuộc sống thực tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế ứng dụng.
Bài viết này, GUGOO chỉ giới hạn trong việc giới thiệu những nguyên tắc cơ bản vận dụng phong thủy để lựa chọn màu sắc thiết kế Logo.
1. Màu sắc theo phong thủy.
Lựa chọn màu sắc phù hợp với phong thủy nhằm tạo ra sự hài hòa về âm dương. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu, còn dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi.
Theo nguyên lý ngũ hành, có 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng.
- Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim;
- Mộc có màu xanh, màu lục;
- Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen;
- Hỏa có màu đỏ, màu tím;
- Thổ gồm màu nâu, vàng, cam…
2. Tính Tương sinh và Tương khắc trong ngũ hành.
- Tính Tương sinh của ngũ hành gồm: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
- Tính Tương khắc của ngũ hành là: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Tương sinh, Tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.
3. Ứng dụng phong thủy trong thiết kế Logo.
3.1 Thiết kế Logo cho người mệnh Kim.
Người mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho người mệnh Kim. Tuy nhiên, những người này phải tránh một số màu sắc kiêng kỵ như: màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim).
3.2 Thiết kế Logo cho người mệnh Thủy.
Cũng tương tự như vậy, người mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Trắng bạch kim sinh Thủy). Những người này nên tránh dùng màu sắc kiêng kỵ như: màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thủy).
3.3 Thiết kế Logo cho người mệnh Thổ.
Người mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu. Ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà những người này nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
3.4 Thiết kế Logo cho người mệnh Hỏa.
Người mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hỏa). Những người này nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa).
3.5 Thiết kế Logo cho người mệnh Mộc.
Người mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh, ngoài ra kết hợp với tông màu đen, xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Người nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Trắng bạch kim khắc Mộc).
4. Cách tính mệnh theo năm sinh.
Như đã nói ở phần trên, chọn màu theo phong thủy căn cứ vào bản mệnh của mỗi người. Thông thường, bản mệnh của mỗi người được tính theo năm sinh của người đó. Dưới đây là cách tính bản mệnh tham khảo.
- 1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
- 1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
- 1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
- 1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát)
- 1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
- 1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
- 1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách)
- 1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
- 1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
- 1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời)
- 1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
- 1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
- 1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
- 1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
- 1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
- 1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
- 1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
- 1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương)
- 1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển)
- 1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
- 1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
- 1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
- 1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
- 1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
- 1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
- 1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành)
- 2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
- 2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
- 2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
- 2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà)
5. Những lưu ý khi thiết kế Logo theo phong thủy.
Những nguyên lý phong thủy khi vận dụng để thiết kế Logo cần có sự linh hoạt. GUGOO có một số lưu ý cho bạn như sau:
- Khi lựa chọn màu sắc, bạn chỉ có thể chọn màu Logo phù hợp với người chủ của doanh nghiệp hoặc phù hợp với người đại diện pháp luật. Không thể chọn màu phù hợp với tất cả thành viên của doanh nghiệp.
- Mặc dù màu sắc phù hợp với phong thủy là quan trọng nhưng bạn đừng quên rằng, Logo phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản như: có không quá 03 màu, màu sắc dễ in ấn, gia công, hạn chế sử dụng những màu đối lập nhau, …
- Bạn luôn có thể sử dụng các màu có sắc độ khác nếu màu sắc phong thủy không thể ứng dụng vào logo của bạn vì một lý do khách quan nào đó. Ví dụ, nếu bạn không muốn sử dụng màu đỏ của mệnh hỏa để thiết kế logo, bạn có thể thay thế bằng những màu có sắc độ nhạt hơn như màu hồng, màu huyết dụ …
- Cuối cùng, Logo được thiết kế để tạo ra sự nhận biết cho khách hàng mục tiêu nên khi chọn màu sắc, hãy chọn màu nào phù hợp và tạo được cảm tình đối với các khách hàng của bạn.
Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm mà GUGOO chia sẻ cùng bạn để có một Logo phù hợp với phong thủy. Nếu biết kết hợp một cách hài hòa, những nguyên lý lựa chọn màu sắc theo phong thủy này sẽ giúp bạn vừa có mẫu logo hiệu quả, vừa tạo được tâm lý an tâm khi kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải bổ sung thêm những tiêu chí khác để đảm bảo có một mẫu logo hoàn hảo. Hãy liên hệ với GUGOO để nhận tư vấn ngay hôm nay.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!