Website giờ đây đã trở thành một công cụ tiếp thị mãnh mẽ. Nếu bạn đang kinh doanh online thì trang web của bạn chính là tài sản lớn nhất và là trọng tâm cho nỗ lực tiếp thị của bạn. Tuy nhiên, công nghệ thay đổi nhanh chóng có thể làm trang web của bạn trở nên cũ kĩ và lỗi thời. Mặc dù bạn có nhiều ý tưởng để thiết kế lại nhưng bạn không có thời gian hay tiền bạc để đầu tư vào một dự án lớn như thế. Nếu vậy, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản sau để cải thiện trang web của mình và làm nó trở nên hữu ích hơn cho trải nghiệm người dùng.

[Gugoo đã đăng - 755 theo dõi]

1. Sử dụng không gian trắng.

Có một số khách hàng đã từng phàn nàn rằng website của họ có quá nhiều khoảng trắng trong thiết kế và những chỗ đó cần được sử dụng để quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của họ. Tuy nhiên, không gian trắng là điều cần thiết để thiết kế web của bạn trở nên chuyên nghiệp nhất. Không gian màu trắng và thoáng đãng sẽ giúp nội dung của bạn dễ đọc hơn trong khi vẫn cho phép người dùng tập trung vào các yếu tố khác xung quanh văn bản.

Theo Crazy Egg (một công cụ phân tích hành vi người dùng trên trang web) thì khoảng trắng xung quanh văn bản có thể làm gia tăng sự chú ý của người dùng lên đến 20%. Không gian trắng cũng làm cho người đọc cảm thấy trang web của bạn thật dễ nhìn và hiện đại. Điều quan trọng hơn là có được sự cân bằng giữa phần hình ảnh và văn bản trên trang.

 

Meo cai thien trai nghiem nguoi dung cho website
Mẹo cải thiện trải nghiệm người dùng cho Website
 

2. Cải thiện tốc độ tải trang.

Một trong những trải nghiệm khó chịu nhất của người dùng khi truy cập một trang web đó là phải chờ đợi trang ấy tải quá lâu. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, người dùng đang truy cập nội dung trên toàn thế giới với nhiều nền tảng và các thiết bị khác nhau. Nhưng dù truy cập qua đâu đi chăng nữa thì họ vẫn luôn mong đợi trang mà mình xem sẽ cho kết quả nhanh nhất.

Khi phải chờ đợi lâu, họ thường thoát khỏi trang web. Tải trang chậm là một trải nghiệm làm gián đoạn quá trình lướt web của người dùng. Một sự chậm trễ trong tốc độ tải trang, chỉ cần 2s thôi, tỷ lệ người truy cập bỏ qua trang đó sẽ lên đến 87%. Chính vì thế, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Đầu tiên cần nắm được tình trạng tốc độ tải trang của bạn như thế nào. Google cung cấp cho bạn một dịch vụ miễn phí mà bạn có thể nhận được thông tin về tốc độ tải trang web của mình, đó là PageSpeed Insights. Theo đó, Google cũng sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý để cải thiện thời gian tải trang trên nền tảng điện thoại di động và máy tính để bàn.

 

3. Sử dụng đánh dấu chỉ mục.

Chỉ mục sẽ cho phép người dùng nhanh chóng nắm được tất cả những thông tin mà họ muốn biết như lợi ích, cách bạn giải quyết vấn đề cho họ, các tính năng quan trọng của một sản phẩm, dịch vụ… Bạn cũng không nhất thiết phải đi theo cách đánh dấu chỉ mục truyền thống với một chấm tròn đơn giản mà có thể phá cách thành những hình thù khác nhau như dấu tích hoặc những hình biểu tượng sáng tạo khác. Điều này sẽ làm cho bài viết của bạn trông hấp dẫn hơn. 

 

4. Sử dụng lời kêu gọi hành động hấp dẫn (Call to Action).

Các lời kêu gọi hành động được đánh dấu rõ ràng sẽ giúp điều hướng trang web của bạn tới những nơi mà khách hàng muốn.

Trong việc tạo ra các nút cho trang web, bạn nên suy nghĩ về màu sắc và ý nghĩa của mỗi màu sắc. Bởi màu sắc khác nhau sẽ gợi lên những thông điệp khác nhau. Hãy suy nghĩ về thông điệp mà bạn muốn gợi lên và chọn màu cho nút Call to Action một cách khéo léo và phù hợp.

Điều quan trọng nữa đó là xem xét những từ bạn sử dụng cho các nút Call to Action. Cụm từ nên ngắn gọn, nên dùng động từ để thu hút người dùng làm một việc gì đó. Chọn những từ thích hợp và cần phải có sự kết nối cảm xúc. Vì thế, hãy làm cho lời nói của bạn có trọng lượng và định hướng rõ ràng.

 

5. Sử dụng hình ảnh thật một cách thông minh.

Người dùng đang ngày càng thông minh hơn trong việc đánh giá các trang web doanh nghiệp. Khi lần đầu ghé thăm trang web mà họ thấy trang web của bạn xuất hiện những hình ảnh có tràn lan ở trên mạng hoặc không phải hình ảnh riêng của bạn, họ sẽ đánh giá thấp về uy tín, độ chuyên nghiệp và sự tin tưởng.

Bạn nên sử dụng những hình ảnh thực tế của riêng mình để khẳng định uy tín cũng như truyền đạt thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp của bạn qua những bức ảnh đó. 

 

6. Sử dụng các link dễ nhận biết.

Khi bạn thêm một liên kết đến bất kỳ trang web nào mà bạn muốn người dùng click vào đó, hãy chắc chắn rằng liên kết dễ dàng nhận dạng bởi mắt nhìn. Đoạn chữ được chân và có màu khác với đoạn văn bản bình thường sẽ thu hút sự chú ý của người đọc và thể hiện cho họ biết rằng đó là một liên kết.

 

7. Nhất quán toàn bộ Website.

Tính nhất quán ở một website có nghĩa là làm mọi thứ trở nên phù hợp, ăn khớp với nhau như: Kích thước hình khối, font chữ, màu sắc, phong cách nút, khoảng cách, yếu tố thiết kế, phong cách minh họa, lựa chọn hình ảnh… Tất cả mọi thứ nên được bám theo chủ đề để làm cho trang web của bạn mạch lạc giữa các trang và các thành phần trên cùng một trang.

 

8. Tối ưu hóa phiên bản di động cho Website.

Điều bắt buộc để người dùng có trải nghiệm tốt đó là trang web thân thiện với thiết bị di động và dễ dàng điều hướng với các loại màn hình khác nhau. Một công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đó là Responsive giúp website tự động thích ứng trên mọi nền tảng desktop, laptop hay điện thoại, tablet.

 

9. Thêm link liên kết các kênh truyền thông đáng tin cậy vào Website.

Bây giờ khách hàng đã biết về bạn, hãy đưa ra những cách thức dễ dàng nhất để họ có thể liên hệ với bạn bằng cách thêm thông tin liên hệ của bạn như địa chỉ email, số điện thoại... Làm ơn đừng dùng địa chỉ email cá nhân hoặc địa chỉ gmail, nó trông có vẻ không đáng tin cậy. Hãy đầu tư 1 tên miền cho website của bạn và tạo email với tên miền đó. Nếu bạn có một cửa hàng với tên Thú Cưng (tên miền thucung.com), khách hàng có thể liên hệ với bạn qua email info@thucung.com. Việc này rất quan trọng và nó tạo ra sự khác biệt.

Một trong những cách đơn giản nhất để khách hàng liên hệ với bạn là tạo form liên hệ trên website. Khách hàng sẽ dễ dàng điền các thông tin của họ và vấn đề họ cần bạn hỗ trợ. Việc này cũng tăng sự uy tín cho website của bạn.

Bạn cũng có thể thêm các kênh giao tiếp tức thời như số điện thoại hoặc kênh chat. Đặc biệt, chatbox là kênh giao tiếp đang được ưa chuộng hiện nay, nó giúp bạn phản hồi khách hàng nhanh chóng và real-time bằng các kịch bản được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc đến việc thêm các kênh giao tiếp tức thời vào website, nếu khách hàng đã liên hệ với bạn qua các kênh này mà không nhận được phản hồi thì sẽ làm giảm uy tín của bạn rất nhiều.

 

10. Đừng quên remarketing tới khách hàng.

Một sự thật là khi khách hàng rời khỏi website của bạn mà không mua bất cứ thứ gì thì có thể họ sẽ quên thương hiệu của bạn. Phần lớn khách hàng không mua hàng ở những lần đầu truy cập. Bạn cần phải tiếp thị lại tới họ. Khách hàng tìm kiếm đến sản phẩm của bạn vì họ thực sự biết về bạn. Hãy tiếp thị lại để nhắc nhớ khách hàng về các sản phẩm mà họ cần. Đây thực sự là một hình thức quảng cáo thành công nhất từ trước đến nay.

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
lien he