Cách SEO từ khóa lên Top 1 Google có quá khó không, khi mà Google ngày càng thông minh hơn và dường như Google đã bắt đầu hiểu được ngữ nghĩa của tiếng Việt. Tất cả sẽ được GUGOO chia sẻ trong bài viết dưới đây.
[Gugoo đã đăng - 1,074 theo dõi]
Một trong những bước để SEO từ khóa hiệu quả nhất chính là hãy tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Thử liệt kê ra hết tất cả những điểm mạnh của doanh nghiệp bạn, mà ở đây các bạn Marketer thường gọi là USP (Unique Selling Point). Nó có thể là giá? Có thể là chất lượng? Hay cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt? Kinh nghiệm cao?
Khi bạn đã liệt kê ra được hết những USP của mình rồi. Bước tiếp theo là hãy dựa vào đó mà tạo ra những từ khóa liên quan đến USP đó. Bạn không cần phải dùng công cụ nào đó để phân tích từ khóa lúc này. Bạn chỉ cần liệt kê ra hết tất cả các từ khóa mà bạn cảm thấy đúng mà thôi.
Bước tiếp theo sau khi bạn đã phân tích sản phẩm, dịch vụ của công ty mình rồi thì hãy chuyển sang phân tích thị trường của bạn một chút.
Có bạn sẽ thắc mắc là chưa có dữ liệu thì làm sao mà hiểu thị trường mà phân tích bây giờ? Tôi xin nhắc lại. Ở đây chúng ta phân tích thị trường dưới góc độ SEO.
Bạn có thể lên Google Trend để xem thị trường về sản phẩm, dịch vụ của bạn dao động như thế nào. Google có thể dự đoán nhu cầu của thị trường về ngành hàng của bạn sẽ tăng cao hay hạ thấp vào thời gian tới. Bạn cũng có thể dùng công cụ Keyword Tool IO để biết được lịch sử của ngành hàng, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường.
Nói dễ hiểu. Bạn vào công cụ Google Keyword IO (mà phải là tài khoản VIP nhé) để xem lượng tìm kiếm của người dùng về từ khóa đó qua các tháng trước là như thế nào? Để bạn có cái nhìn và dự đoán cho tương lai.
Nếu bạn có Google Keyword Finder để đánh giá sơ qua về thị trường của bạn nữa thì quá tốt. Công cụ này sẽ giúp bạn hiểu được cơ bản và tổng quan về độ khó của từ khóa trong lĩnh vực ngành hàng của bạn là như thế nào? Thường thì những từ khóa có KD (Keyword Difficulty - Độ khó của Từ khoá) >=30 thì được đánh giá là cạnh tranh và khó làm SEO hơn.
Ngay bây giờ, bạn hãy tiến hành nghiên cứu và thiết lập cho bằng được một cấu trúc Website thân thiện với người dùng và cả Google nữa.
Cấu trúc Website rất quan trọng, nó được ví như bộ móng để xây lên một ngôi nhà. Nếu móng càng vững thì nhà càng chắc chắn, an toàn. Còn nếu không vững thì sẽ rất nguy hiểm.
Cấu trúc Website của bạn phải thân thiện với người dùng. Họ không cần phải click quá nhiều lần, thực hiện quá nhiều thao tác để tìm thấy thông tin họ cần. Hãy điều hướng tốt nhất có thể để bạn chốt được hàng ngay tức khắc (nói về góc độ bán hàng). Còn nếu đề cập đến SEO thì một cấu trúc tốt sẽ làm cho Website của bạn hoạt động tốt hơn và sức mạnh sẽ được truyền cho toàn bộ Website của bạn chứ không phải tập trung vào một page hay một post nào duy nhất.
Đây là cấu trúc Website mà tất cả các page đều liên kết qua lại với nhau, sức mạnh của trang chủ cũng như các landing page SEO sẽ suy giảm đáng kể, cấu trúc này sẽ thích hợp cho các site vệ tinh dạng tin tức khi tất cả các bài viết là điều có sức mạnh ngang nhau. Sẽ không phù hợp cho lắm nếu như bạn dùng cấu trúc "All page to all page" này để áp dụng cho site bán hàng của mình.
Cấu trúc Website dạng này giúp bạn hạn chế được số link trên mỗi trang và tạo được nhiều level giúp bạn định hướng tốt hơn đến những chuyên mục, topic đặc biệt (mục tiêu) trên website của bạn. Cấu trúc phân tán theo nhánh cây này sẽ làm cho BOT Google và người dùng mất rất nhiều thời gian mới có thể đến được nhánh cuối cùng. Từ đó việc lập chỉ mục (thu thập dữ liệu từ máy tìm kiếm) của những page dưới cùng sẽ khó khăn hơn và sức mạnh sẽ chuyển hết về những page nằm ở phía trên.
Kỹ thuật này dường như được khá nhiều bạn SEOer áp dụng. Sức mạnh của dòng chảy sẽ mạnh và nhanh hơn. Giúp cho Google BOT và người dùng dễ dàng truy cập và tương tác hơn.
Tùy vào nhu cầu cũng như mục đích của bạn mà hãy sử dụng một cấu trúc Website phù hợp nhất.
Phân tích từ khóa chính là một trong những bước cực kì quan trọng để làm SEO. Hãy dựa vào các từ khóa mà bạn đã liệt kê ra trước đó và dùng các công cụ phân tích từ khóa như: Google Keyword IO, Google Keyword Finder, Google Keyword Planner, Uber Suggest,... để nghiên cứu ra những từ khóa SEO hiệu quả và chất lượng nhất.
GUGOO thường phân tích từ khóa ra thành các nhóm từ khóa sau để tiện cho công việc sáng tạo nội dung cũng như chiến lược liên kết nội bộ như:
Ví dụ: Thiết kế Logo tại Hà Nội.
Mỗi từ khóa sẽ có một ý nghĩa riêng, dựa vào đó bạn chỉ cần sáng tạo ra nội dung cho bài viết và liên kết chúng lại với nhau.
Bây giờ bạn hãy vẽ ra dòng chảy luồng hành vi của người dùng. Hãy đặt vai trò của bạn chính là người dùng. Khi bạn vào page A bạn sẽ đi tiếp page B hay page C hay sẽ out ra trang chủ?
Cũng như dựa vào mục đích điều hướng SEO của mình mà bạn sẽ có một chiếc lược internal link cho phù hợp nhất.
Hãy khởi tạo hệ thống Social Network (trang web cho phép những người có chung sở thích cùng nhau chia sẻ thông tin, ảnh và video) để tăng sức mạnh cho Website và lan tỏa thương hiệu của bạn.
Nói gì thì nói, bạn cũng phải để cho Google hiểu Website của bạn đang nói đến cái gì và điều gì? Hãy sáng tạo ra bài viết chuẩn SEO cho BOT bằng cách tối ưu các thẻ cơ bản và cực kì quan trọng như:
Khi mà Google ngày càng hiểu hơn về ngữ nghĩa của tiếng Việt thì bắt buộc bạn phải xây dựng được một chiến lược nội dung giá trị và có ích cho người dùng. Hãy viết về cái mà khách hàng quan tâm đến, chứ đừng viết những gì bạn đang có.
Hãy lên một chiến lược content dài hạn, xây dựng Website của bạn thành một chuyên gia trong nghề. Đến một lúc nào đó, giá trị bạn nhận được sẽ tương xứng với những gì bạn đã bỏ ra.
Thực hiện công việc Onpage website của bạn theo những tiêu chí mà Google đưa ra:
Hãy liên tục cập nhật và sáng tạo ra những bài viết mới thường xuyên. Việc update nội dung mới liên tục sẽ làm cho BOT Google vào đọc thông tin Website và lập chỉ mục nhanh hơn. Từ đó thúc đẩy vị trí và uy tín cho Website của bạn lên rất nhiều.
Sau khi đã xây dựng được hệ thống Onpage thì bạn hãy tiến hành xây dựng chiến lược Offpage cho Website bằng cách xây dựng liên kết đến từ những nguồn sau:
Bạn có thể tìm những forum cùng lĩnh vực của bạn và thực hiện xây dựng liên kết cho website của mình. Lên Google gõ: "forum + từ khóa tìm" hoặc "diendan + từ khóa tìm" để lấy hết những forum có cùng lĩnh vực và tiến hành xây dựng backlick (liên kết đến Website) của bạn nhé.
Một trong những nguồn tiếp theo để xây dựng liên kết đó là các trang rao vặt như: enbac, vatgia, rongbay, muare, 5giay, muachung,... cũng là cách tạo backlink chất lượng. Vì ở những trang này có rất đông thành viên và hoạt động mua bán khá tốt.
Hãy sử dụng các web 2.0 như: Blogger, Wordpress, Tumblr,… để phát triển những liên kết cũng rất hiệu quả.
Nếu như bạn có Website vệ tinh và đúng lĩnh vực bạn đang kinh doanh nữa thì một backlink từ nó sẽ giúp Website của bạn lên top nhanh hơn rất nhiều.
Sau khi đã Onpage và Offpage xong, bạn hãy thực hiện việc lan tỏa và quảng cáo thương hiệu của mình cho càng nhiều người biết đến càng tốt. Dưới đây là những cách bạn có thể thực hiện PR cho Website, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của mình.
Làm gì cũng vậy, phải đo lường để đánh giá và rút kinh nghiệm cho lần sau làm tốt hơn. Hãy dùng những công cụ như: Google Analytics, Google Webmaster Tool, Ahref,... để kiểm tra Website cũng như giá trị Website của bạn là cao hay thấp để từ đó có chiến lược SEO tốt hơn.
Trên đây là những hướng dẫn SEO Web lên Google của công ty Gugoo, nếu bạn quan tâm đến dịch vụ SEO thì có thể gọi Hotline: 0985605937 để tư vấn miễn phí hoặc có thể gửi email tại hòm thư gugoo.vn@gmail.com.
Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!