Truyền thông marketing là một phần căn bản và không thể thiếu trong những nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản, truyền thông trong marketing có thể mô tả tất cả thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp triển khai tiếp cận tới thị trường tiềm năng của mình. Cùng tìm hiểu truyền thông marketing qua bài viết sau.

[Gugoo đã đăng - 676 theo dõi]

1. Mô hình truyền thông marketing

Mô hình truyền thông Marketing là một mô hình mà cho phép doanh nghiệp hiểu được quá trình nhận thức của khách hàng khi đưa ra quyết định mua hàng và từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn. 

1.1 Tạo sự chú ý

Đây là bước đầu tiên trong mô hình truyền thông Marketing chính là thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu hay khách hàng mục tiêu của công ty, doanh nghiệp, gây được chú ý với những khách hàng này. Để tạo sự chú ý của khách hàng với sản phẩm của công ty mình thì người làm marketing phải thực sự khéo léo, chọn đúng cách tiếp cận, thu hút và công cụ phù hợp thì mới nhận được kết quả cao.

1.2 Thích thú

Giai đoạn khó khăn nhất chính là thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu đối với doanh nghiệp trong mô hình truyền thông marketing. Để thu hút khách hàng quan tâm đến dịch vụ sản phẩm của công ty mình là cả một quá trình và cần rất nhiều chất xám. Sau khi gây được sự chú ý của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể kích thích được sự thích thú của họ với những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo, tiếp cận với khách hàng, đưa những cái khách hàng cần chứ không phải những cái mình bán.

 

truyen thong marketing
Truyền thông Marketing
 
 

1.3 Mong muốn

Sau khi có được được sự quan tâm, chú ý của khách hàng đến sản phẩm của bạn thì bước tiếp theo trong mô hình truyền thông marketing là doanh nghiệp khiến khách hàng tương tác với mình.

Sự thành công của việc truyền thông marketing không đơn thuần là việc bán được bao nhiêu sản phẩm mà nằm ở việc khách hàng của bạn có mong muốn mua được sản phẩm của doanh nghiệp hay không.

Bạn hãy cho khách hàng thấy được những cái họ muốn thấy, muốn dùng và muốn mua thì bạn đã thành công ở bước này.

1.4  Hành động

Khi doanh nghiệp của bạn đã có một tệp danh sách khách hàng mục tiêu rồi thì việc khách hàng hành động mua hàng, tương tác với doanh nghiệp bạn là điều thành công, còn nếu khách hàng không hành động đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại trong việc marketing không thành công.

Chiến lược truyền thông Marketing của doanh nghiệp hoàn toàn có thể được điều chỉnh, nếu bạn đi sai hướng thì có thể làm lại để giúp thu hút sự chú ý của khán giả, tạo sự quan tâm đặc biệt là khiến khán giả hành động mua hàng, thúc đẩy hành động tích cực của đối tượng khách hàng mục tiêu.

2. Công cụ truyền thông marketing

Quảng cáo:

  • Hình thức cung cấp thông tin, hình ảnh, công dụng, những điều cần biết về một sản phẩm, dịch vụ, về một ý tưởng hàng hóa, quảng cáo là hình thức gián tiếp thực hiện thông qua phương tiện cụ thể nào ví dụ như tivi, truyền hình...
  • Mục đích của quảng cáo là đem đến thông điệp, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh, nội dung mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng. Thông thường những video quản cáo thường đơn giản dễ hiểu và có sự lập đi lập lại nhiều lần để khán giả chú ý đến.

Marketing mạng xã hội:

Có thể nói thời đại 4.0 như hiện nay thì mạng xã hội đã quá quen thuộc với mọi người, đây có thể nói là một thị trường tiềm năng đưa khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp. Với khả năng tương tác tương đối cao, doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, phủ sóng rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Chính vì vậy mà Marketing mạng xã hội hiện nay cực kì phổ biến.

Hay những quảng cáo ngắn trên mạng, nó có khả năng lan truyền khá mạnh, nó có thể giúp một sản phẩm được cả thế giới biết cũng có thể hủy diệt một sản phẩm vì khả năng lan truyền của nó, khi bạn tham gia vào hình thức này thì hãy chắc chắn là kiểm soát được chúng, hạn chế rủi ro là một yếu tố mà người làm marketing nên làm.

Marketing tại điểm bán:

Công cụ này cũng có thể được xem như thúc đẩy bán hàng nhưng hiện nay 3/4 các quyết định mua sản phẩm của khách hàng được thực hiện tại điểm mua nên nhiều doanh nghiệp đã thành lập riêng bộ phận Marketing tại điểm bán.

Marketing trực tiếp:

 Đây là sự liên kết trực tiếp với cá nhân từng khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy những phản ứng đáp lại ngay tức thì và duy trì mối quan hệ bền vững với họ qua các hình thức như qua thư, thư điện tử, bán hàng qua điện thoại, phiếu thưởng hiện vật marketing tận nhà, quảng cáo có hồi đáp, bán hàng trực tiếp.

Công cụ này cho phép khách hàng tương tác, đánh giá, và được giải đáp thắc mắc về sản phẩm và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, toàn diện.

 Quan hệ công chúng:

Hình thức pro của nhiều công ty doanh nghiệp lớn, nó liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ các đối tượng công chúng khác nhau, tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp để thể hiện đó một hình ảnh thân thiện, tạo những mối quan hệ tốt, luôn có thiện chí, đồng thời xử lý các vấn đề, câu chuyện, lời đồn bất lợi.

Bán hàng cá nhân là hoạt động khá phổ biến hiện nay nó là hình thức giới thiệu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng qua cá nhân nhân viên bán hàng, tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng, sự trao đổi trực tiếp giữa người mua và người bán, sẽ đạt được thỏa thuận cao hơn trong việc quyết định mua hàng.Đây là hình thức mang lại quyết định mua hàng cao nhất của khách hàng vì nói giải quyết được những thắc mắc của người bán hàng một cách trực tiếp.

--> Với sự phát triển về mạng internet như bão hiện nay thì các công cụ truyền thông marketing không còn bị giới hạn nữa, nó có rất nhiều kênh để phát triển, chính vì vậy mà công cụ ngày một mở rộng và có nhiều hình thực cạnh tranh hơn các doanh nghiệp.

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
lien he

 

Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!