Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược thị trường. Một chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng.
[Gugoo đã đăng - 895 theo dõi]
Truyền thông Marketing (Marketing Communication) là một phần căn bản và không thể thiếu trong những nỗ lực tiếp thị của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, truyền thông trong Marketing có thể được mô tả như là tất cả các thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận tới thị trường tiềm năng của mình.
Trước khi bắt tay vào xây dựng một chiến lược truyền thông trong Marketing hoàn chỉnh, doanh nghiệp phải xác định được đối tượng khách hàng tiếp nhận thông điệp truyền thông là ai để có thể phân định rõ ràng giữa 2 phân khúc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại. Sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng này có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống. Đặc biệt hơn, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông của bạn sẽ càng cụ thể và mang tính thuyết phục cao.
Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu cho chiến lược truyền thông marketing của mình, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được qua chương trình truyền thông đó.
Mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm,… Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp bạn có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.
Thông điệp truyền thông Marketing của doanh nghiệp hiểu một cách đơn giản thì doanh nghiệp có thể nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên việc xem nó có đáng tin và chấp nhận nó hay không lại là quyền nằm ở phía người tiêu dùng.
Bằng cách định vị thông điệp này, bạn chọn cho mình một vị trí trong trí óc của khách hàng. Hiện nay, khách hàng dường như bị quá tải do họ là đích nhắm của quá nhiều thông điệp truyền thông, hầu như mọi lúc mọi nơi. Giữa một rừng thông điệp truyền thông như vậy, một định vị tốt giúp bạn có cơ hội tìm được con đường đi vào trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và lưu lại đó lâu dài.
--> Chiến lược truyền thông giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu, nhận biết về dịch vụ và sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ, từ đó khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trung thành với thương hiệu và sản phẩm của công ty.
Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!