Luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ chủ thể sáng tạo bằng cách trao cho họ quyền để kiểm soát việc sử dụng các tài sản trí tuệ đó. Quyền này không tự nhiên phát sinh mà do pháp luật quy định dựa trên những điều kiện nhất định về tiêu chuẩn, thủ tục, thời gian,… và đi kèm với nó là những chế tài bảo hộ chống lại sự xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh của người khác. Vậy Luật sở hữu trí tuệ có tác dụng như thế nào đối với tài sản vô hình của doanh nghiệp? Hãy cùng Gugoo tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

[Gugoo đã đăng - 700 theo dõi]

1. Bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:

  • Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng.
  • Tài sản vô hình: gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các giá trị vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Trước đây, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng trong những năm gần đây, lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới được định giá thương hiệu lên đến hàng trăm tỷ đô la, chẳng hạn: Apple (205.5 tỷ), Google (167.7 tỷ), Microsoft (125.3 tỷ),… (theo Forbes).

 

Luat so huu tri tue voi tai san vo hinh cua doanh nghiep
Luật sở hữu trí tuệ với tài sản vô hình của doanh nghiệp.
 

2. Luật sở hữu trí tuệ biến tài sản vô hình thành hữu hình.

Ngày nay, các doanh nghiệp dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu phát triển, sáng tạo và quảng bá thương hiệu của mình để thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác.

Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ lại có giá trị rất cao và là nhân tố chính tạo nên thành công cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Ví dụ: 

  • Apple đã thuê Foxconn, Pegatron,… gia công linh kiện cho iPhone, iPad và cả Macbook.
  • Samsung đã thuê Wintech (đơn vị sản xuất điện thoại Xiaomi) để sản xuất smartphone Galaxy.
  • Hãng máy tính Dell đã thuê Asus gia công gần như toàn bộ sản phẩm của mình.

Như vậy, việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành hữu hình bằng quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định (theo quy định của pháp luật).


LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
lien he

 

Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!