Bất cứ khi nào một sản phẩm mới được tung ra thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất ra các sản phẩm giống hoặc tương tự. Chính vì thế, đăng ký Sở hữu trí tuệ đang ngày càng được chú trọng trong thời buổi hiện nay.

[Gugoo đã đăng - 741 theo dõi]

1. Sở hữu trí tuệ là gì?

“Trí tuệ” là khả năng nhận thức đạt đến một trình độ nhất định. Đó là năng lực riêng của con người mà không một loài sinh vật nào khác có được. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. 

2. Quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

 

Vi sao phai dang ky so huu tri tue
Vì sao phải đăng ký Sở hữu trí tuệ?
 
  • Quyền tác giả.

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau này gọi là quyền liên quan).

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

  • Quyền sở hữu công nghiệp.

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

  • Quyền đối với giống cây trồng.

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

3. Tại sao phải đăng ký Sở hữu trí tuệ?

Khi một sản phẩm mới được tung ra thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong nhiều trường hợp, đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh, có mối quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối, hoặc có nguồn nguyên liệu giá rẻ,… họ có thể sản xuất ra sản phẩm tương tự hoặc giống hệt sản phẩm gốc với giá rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc.

Nguy hiểm hơn, điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại là người hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo của nhà sáng tạo gốc. Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp phải cân nhắc đăng ký Sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình.

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

Tóm lại, việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ đem lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, văn học và các tài sản sở hữu trí tuệ khác trong một thời hạn nhất định. Khi có được sự độc quyền, cá nhân hoặc tổ chức có thể thu lợi từ tài sản sở hữu trí tuệ đó. Khi đăng ký sở hữu trí tuệ làm hữu hình hóa tài sản vô hình một chút bằng cách tiến hành độc quyền sử dụng chúng là cơ sở duy nhất để bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ này.

 

 


LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
lien he

 

Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!